1. Tối ưu hóa kỹ thuật SEO cho website:
- Kiểm tra và tối ưu tốc độ tải trang, cấu trúc URL, sitemap, robots.txt.
- Sửa lỗi kỹ thuật như 301 redirect, 404 error, canonical tags, và hreflang.
- Đảm bảo website tuân thủ các tiêu chuẩn SEO kỹ thuật và tương thích với các thuật toán tìm kiếm mới nhất.
2. Cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng:
- Theo dõi và tối ưu các chỉ số Core Web Vitals (LCP, FID, CLS).
- Đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động, dễ dàng truy cập và sử dụng.
- Làm việc cùng bộ phận thiết kế để cải thiện UX/UI và giữ nguyên hiệu quả SEO.
3. Phân tích và đo lường hiệu quả SEO:
- Thực hiện audit SEO kỹ thuật định kỳ, xác định các vấn đề và đề xuất phương án cải thiện.
- Sử dụng các công cụ như Google Search Console, Google Analytics, SEMrush, Ahrefs để đánh giá hiệu suất từ khóa, lượng truy cập, và các chỉ số SEO.
- Lập báo cáo định kỳ về tình hình SEO và tiến độ dự án.
4. Hợp tác với các phòng ban liên quan để triển khai dự án SEO hiệu quả:
- Với team Account: Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, giải thích các giải pháp kỹ thuật, và đảm bảo các dự án SEO được triển khai đúng theo yêu cầu và kỳ vọng.
- Với team Content SEO: Cung cấp hướng dẫn tối ưu kỹ thuật cho nội dung (structured data, internal links).
- Với team Development: Làm việc trực tiếp với lập trình viên để thực hiện các thay đổi về cấu trúc, mã nguồn nhằm cải thiện hiệu suất SEO.
- Với team Marketing: Đồng bộ chiến lược SEO với các chiến dịch digital marketing để tăng hiệu quả tổng thể.
5. Nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ SEO mới:
- Chủ động Cập nhật thuật toán Google và các công cụ SEO áp dụng vào công việc.
- Đề xuất và thử nghiệm các phương pháp tối ưu mới để cải thiện hiệu quả công việc.